Looking For Anything Specific?

Ý nghĩa đặc biệt của mâm ngũ quả Trung Thu

 Tết trung thu hay chính là ngày rằm tháng tám âm lịch, đây là ngày trăng sáng nhất và đẹp nhất. Thời gian này người dân cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đó tiêu biểu là hội trăng rằm. Tết trung thu còn có nhiều tên gọi khác là: tết trông trăng, tết thiếu nhi, tết đoàn viên... Đây là dịp đặc biệt được tổ chức cho các bé thiếu niên, nhi đồng vui tết Trung thu, cũng là dịp để mọi người quây quần ngồi lại bên nhau. Trong buổi lễ có rất nhiều hoạt động được diễn ra như: rước đèn, phá cỗ, văn nghệ,... và chắc chắn không thể thiếu được mâm ngũ quả mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Cùng BSG tìm hiểu mâm ngũ quả ngày trung thu có gì đặc biệt nhé!

1. Nguồn gốc mâm ngũ quả

   Mâm ngũ quả đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của mâm quả. Thực ra, mâm ngũ quả ra đời là dựa theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả là tượng trưng cho sự đủ đầy, yên ấm.
   Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, số năm của mâm ngũ quả là con số chỉ sự trung tâm, là con số của sự sống. “Quả” được cho là biểu tượng của sự sung túc, là biểu thị của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả đã ra đời để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.

2. Ý nghĩa mâm ngũ quả

   Mâm ngũ quả thường có màu sắc sặc sỡ, đa dạng, ý nghĩa mong ước may mắn, an lành, thịnh vượng... tượng trưng cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả Trung thu được trang trí với đủ hình dạng, có màu sắc sống động. Tuy nhiên ở từng vùng miền thì mâm ngũ quả lại được trang trí và sắp xếp mang những nét đặc trưng riêng. 

   Mâm ngũ quả bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Người miền Bắc sẽ đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác và chuối thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Tiếp theo, chính giữa nải chuối là quả bưởi và đào, hồng, quýt đặt ở xung quanh. Những chỗ khuyết thì đặt xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ. Ngày nay thì nhiều người thường chọn những loại trái cây có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên tất cả đều nhằm để cầu tiền tài, sung túc và ấm no.

   Mâm ngũ quả của người miền Trung thường không quá cầu kì vì đặc điểm của mảnh đất miền Trung là thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi và ít hoa trái, thường có nhiều nhất là: đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối… Cách sắp xếp mâm ngũ quả cũng tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi người và thành kính dâng lên tổ tiên để cầu được bình an, may mắn trong cuộc sống.

   Người miền Nam rất coi trọng phong tục thờ cúng và mâm ngũ quả vì thế cũng được chuẩn bị khá cầu kì. Trên mâm ngũ quả thường có đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, được hiểu là “Cầu sung vừa đủ xài”. Đặc biệt, mâm ngũ quả phải có chân đế là 3 trái dứa thể hiện sự vững vàng và một cặp dưa hấu tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người phương Nam.

   Mặc dù ở mỗi vùng miền có sự khác nhau về các loại quả và cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết trung thu nhưng từ bao năm nay mâm ngũ quả đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong phong tục của người Việt Nam. Mâm ngũ quả là cách để người Việt Nam thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình mình.

BSG Decor - Công ty decor sự kiện chuyên nghiệp

   Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt huyết yêu nghề cùng các trang thiết bị hiện đại BSG cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất. BSG vinh dự góp phần tạo nên thành công cho sự kiện của các tổ chức, doanh nghiệp. Hãy đến với chúng tôi để có được sự hài lòng tuyệt đối. Bởi sự hài lòng của khách hàng là động lực phát triển của công ty tổ chức sự kiện BSG.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét